Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận, Quy định của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) được Tỉnh ủy Long An tổ chức (lần thứ 2) vào ngày 24/3/2022, tại hội nghị này đồng chí Nguyễn Văn Được - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã quán triệt nội dung các giá trị cốt lõi của cán bộ, đảng viên cần tiếp tục rèn luyện, phát huy trong giai đoạn hiện nay. Đây là những nội dung rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Long An, tội phạm về ma túy diễn biến rất phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi và số lượng án mới khởi tố tăng hàng năm; người nghiện sử dụng chủ yếu là ma túy tổng hợp.
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (viết tắt là Bộ luật Hình sự) đã lượng hóa nhiều tình tiết định tính của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 như: “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”; “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”; “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn”; “thu lợi bất chính lớn”, “thu lợi bất chính rất lớn”, “thu lợi bất chính đặc biệt lớn”; “đất có diện tích lớn”, “đất có diện tích rất lớn”, “đất có diện tích đặc biệt lớn” bằng các quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự.
Thời gian qua, Ban Nội chính Tỉnh ủy nhận được một số thông tin trên địa bàn tỉnh có một số trường hợp do muốn vay vốn làm ăn hoặc sử dụng vào nhu cầu cá nhân mà phải cầm cố, thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi tắt là sổ đỏ). Do thiếu hiểu biết về pháp luật, nhẹ dạ cả tin nên có nhiều gia đình bỗng chốc trở thành tay trắng vì vướng vào bẫy cho vay theo hình thức hợp đồng “giả cách” Theo đồng chí Nguyễn Thiện Hòa, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Tỉnh ủy, hợp đồng “giả cách” có thể hiểu đơn giản là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm che giấu đi một hợp đồng khác (hay nói cách khác, hợp đồng “giả cách” là vay nợ nhưng ký tên vào Hợp đồng mua bán nhà, đất. Thực chất của việc “mua bán, cầm cố nhà, quyền sử dụng đất” có công chứng này lại là vay tiền với lãi suất cao). Ðể có thể qua mặt được người dân, các đối tượng cho vay thường có thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp. Thậm chí các đối tượng này đã được tư vấn kỹ về tính pháp lý trong trường hợp bị cơ quan tố tụng làm việc. Lợi dụng “con mồi” đang cần gấp một số tiền nhất định, thông thường các đối tượng cho vay ra điều kiện người cần vay tiền phải đem tài sản của mình để bảo đảm khoản vay. Tài sản có thể là sổ đỏ và tài sản gắn liền với đất nếu có để đến cơ quan công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng ủy quyền cho đối tượng cho vay. Ðây là hợp đồng chuyển nhượng “giả cách” nhằm che đậy giao dịch vay mượn tài sản. Nếu người vay tiền vi phạm thỏa thuận về thời gian trả lãi, trả nợ gốc thì mặc định tài sản này được chuyển dịch sang tên người cho vay. Mặc dù ý chí của người đi vay tiền lúc này không phải chuyển nhượng tài sản.
Ngày 25/10/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Kết luận số 21-KL/TW “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, ‘tự chuyển hóa’”.
Bài 3. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Thực hiện Luật giám định tư pháp, trong thời gian qua công tác giám định tư pháp trên lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng và tài chính có nhiều chuyển biến tích tực về tổ chức, cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám định viên, chế độ tài chính cho giám định, cấp thẻ giám định và thực hiện quy trình giám định.
Bài 2. Những khó khăn, vướng mắc trong thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Bài 1: Những vướng mắc, bất cập trong các qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Ngày 16/9/2021, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 32-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.