Cảnh báo nguy cơ mất nhà, đất vì hợp đồng “giả cách”
Theo đơn tố cáo của người dân mà Ban Nội chính Tỉnh ủy nắm được, trường hợp của chị Nguyễn Cẩm Tú, ấp Bình Tiền 1, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa. Chị đã đem Giấy quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ngôi nhà mang đi thế chấp cho một người quen, theo hình thức Hợp đồng ủy quyền cho đối tượng cho vay được toàn quyền định đoạt tài sản là nhà và đất của mình, để vay số tiền 800 triệu đồng để làm vốn mua bán. Theo thỏa thuận, mỗi tháng chị phải trả lãi 24 triệu đồng. Chị đóng lãi liên tục được 4 tháng, sau đó chị không có khả năng đóng lãi khoảng 3 tháng, thì chị phát hiện nhà đất mình đã bị sang tên cho nhiều người khác và hứa hẹn sẽ cho chị chuộc lại nhà đất với giá 1,3 tỉ đồng nhưng qua nhiều lần thương lượng vẫn không thành. Thế là ngôi nhà, và đất trị giá thị trường gần 3 tỉ đồng của cha mẹ chị cho có nguy cơ mất, vì cả tin vay số tiền chỉ có 800 triệu đồng, trong sự ngỡ ngàng của gia đình. Bởi chị chỉ nghĩ đơn giản là thế chấp giấy đất chỗ quen biết để vay tiền chứ không hề biết khi ra công chứng hợp đồng ủy quyền là chị đã trao quyền định đoạt quyền sử dụng đến của mình cho người khác. Mặc dù vậy, nhưng chị nhưng chị không hề được công chứng viên cảnh báo bất cứ điều gì. Vì thương con, mẹ chị đã bán ngôi nhà kế bên để chuộc lại nhà cho chị Tú nhưng cứ bị hẹn lần, hẹn lựa, tìm mọi cách né tránh. Ngôi nhà duy nhất còn lại của mẹ chị cũng đã nhận cọc bán, chuộc nhà lại cho con cũng không xong. Bà Hiền đang đứng trước tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.
Chị Nguyễn Cẩm Tú, ấp Bình Tiền 1, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa
vì ký hợp đồng ủy quyền cho đối tượng cho vay nên bị mất nhà, mất đất
Cũng tương tự trường hợp ở trên, vì túng quẫn, nhẹ dạ, cả tin anh Lê Văn Hải, ngụ ấp Nhơn Hòa 1, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa cũng rơi vào cái bẫy của hợp đồng “giả cách”. Đây là phần đất ngày 31 tháng 12 năm 2019, anh Hải đã mang thế chấp vay tiền từ một người tên Nhân, được người quen làm chung công ty giới thiệu. Số tiền vay là 500 triệu đồng, trong thời gian 1 năm tháng với lãi suất 3% tháng. Đổi lại anh đã ký Hợp đồng ủy quyền cho đối tượng được toàn quyền định đoạt đối với 02 mảnh đất của mình kèm theo 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Anh Hải đóng lãi đúng hạn theo hứa hẹn đến tháng thứ 6 thì thông báo chuẩn bị lấy giấy đất lại, lúc này người cho vay cứ từ chối hẹn lần, hẹn lựa. Sau đó, anh phát hiện 02 giấy đất của mình đã bị sang tên, đổi chủ từ lúc anh mới vay có 1 tháng. Cũng như nhiều nạn nhân vướng bẫy, khi đặt bút ký hợp đồng tại công chứng anh không hề biết mình đã vô tình trao quyền sử dụng đất có giá trị hơn nhiều lần số tiền mình vay cho người khác.
Một trong những nguyên nhân đẩy người dân đến bẫy “tín dụng phi chính thức” ngoài sự nhận thức pháp luật còn hạn chế còn có nguyên nhân từ việc người dân khó tiếp cận các nguồn vay chính thống. Đồng thời còn có kẽ hở trong quản lý hoạt động công chứng, khiến quy trình, thủ tục công chứng quá dễ dàng. Luật Công chứng đã quy định rất cụ thể, công chứng viên phải giải thích cặn kẽ về hậu quả pháp lý cho các bên đương sự khi họ ký hợp đồng ủy quyền hay chuyển nhượng tài sản với nhau, đặc biệt là đối với bất động sản. Tuy nhiên, trong thực tế không phải hợp đồng ủy quyền nào công chứng viên cũng giải thích tỉ mỉ, thậm chí một số người còn cố tình “lờ” đi.
Theo quy định, không có văn bản pháp luật nào quy định việc bảo đảm hợp đồng vay tiền bằng hình thức hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Do vậy, việc người vay phải làm hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ với bên cho vay nhằm bảo đảm nghĩa vụ trả nợ vay là việc làm trái quy định của pháp luật. Nếu có đủ chứng cứ chứng minh việc ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ chỉ nhằm bảo đảm cho hợp đồng vay tiền thì bên vay có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng đất vô hiệu do yếu tố giả tạo và có quyền yêu cầu tòa án tuyên hủy giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp cho bên cho vay theo quy định tại Điều 32a Bộ Luật Tố tụng Dân sự.
Lãnh đạo cơ quan Công an, Viện kiểm sát trả lời tại buổi đối thoại về “tín dụng đen” trên sóng Đái PTTH tỉnh
Tuy nhiên, việc xác định hợp đồng giả tạo không hề đơn giản, đặc biệt trong hoạt động vay tài sản thông thường thỏa thuận giữa người đi vay và chủ nợ chủ yếu bằng miệng nên việc chứng minh tại tòa án là rất phức tạp và khó khăn vì không có bằng chứng cho việc giao dịch vay tài sản. “Vay nợ bằng hình thức ký hợp đồng ủy quyền hoặc mua bán rủi ro cao. Nếu gặp đối tượng lừa đảo, người vay dễ có nguy cơ mất trắng.
Ban Nội chính Tỉnh ủy cảnh báo, để bảo đảm sự an toàn và hợp pháp đúng quy định pháp luật trong việc vay mượn tài sản, các bên tham gia quan hệ vay nên thực hiện ký kết hợp đồng vay rõ ràng, thủ tục thế chấp tài sản theo đúng quy định. Ngoài ra, trước đề nghị “phải ký hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất hoặc hợp đồng ủy quyền thì mới được vay tiền”, người vay cần thận trọng xem xét kỹ vì hợp đồng này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tốt nhất người đi vay nên yêu cầu bên cho vay có cam kết không bán tài sản thế chấp trong thời hạn trả nợ”.
Tin khác
- Các giá trị cốt lõi của cán bộ, đảng viên cần tiếp tục rèn luyện, phát huy trong giai đoạn hiện nay
- Vướng mắc trong xử lý tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”
- Cần áp dụng chính xác điểm a khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự
- Cảnh báo nguy cơ mất nhà, đất vì hợp đồng “giả cách”
- Xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 – Những vấn đề cần sửa đổi bổ sung (phần cuối)
- Một số kết quả công tác giám định tư pháp trên lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, tài chính
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 – Những vấn đề cần sửa đổi bổ sung (tiếp theo)
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 – Những vấn đề cần sửa đổi bổ sung
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực